Tự truyện Tôi đi học được Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời sinh viên của mình vào tháng 9 năm 1966 tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở khu sơ tán vùng núi Đại Từ - Thái Nguyên. Trong thời gian hai năm đầu trở thành sinh viên, giữa giảng đường sơ tán khó khăn thiếu thốn trăm bề, vừa tập trung học trong điều kiện mọi việc phải nhờ đến đôi chân, lại liên tục chống đỡ với ghẻ lở, bệnh tật triền miên dưới ánh đèn dầu hằng khuya, Nguyễn Ngọc Ký đã hoàn tất bản thảo vào hè 1968 sau nhiều lần viết đi viết lại, sửa đi sửa lại.
Năm 1970, ngày sinh viên Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp cũng là ngày cuốn sách được ra mắt bạn đọc cả nước với tựa Những năm tháng không quên. Từ đó đến nay đã 45 năm trôi qua, cuốn sách được tái bản nhiều lần không chỉ ở Nhà xuất bản Kim Đồng mà ở nhiều nhà xuất bản khác với tựa mới Tôi đi học. Khi đã có một thời gian khá dài sống cùng với Tôi đi học, đã cảm nhận đầy đủ những niềm vui, những tình cảm mà độc giả dành cho mình, trong lần in này, không đơn thuần chỉ là in lại bản trước mà cuốn sách sẽ được làm mới từ hình thức cũng như nội dung; đồng thời sẽ có thêm những điều mà nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký muốn gửi gắm: “Với sự hâm mộ của bạn đọc gần xa dành cho quyển sách Tôi đi học, sau 45 năm nhìn lại tôi thấy niềm vui thật lớn, nhưng băn khoăn cũng không phải nhỏ…
Với trách nhiệm cùng bạn đọc và giá trị đích thực của chủ đề cuốn sách, lần này khi Trí Việt - Firsts News tái bản và đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn, tôi quyết định dành thời gian chỉnh sửa lại một số chi tiết chưa thật hợp lý và bổ sung, viết thêm một số chi tiết, tình tiết mà tôi thấy cần thiết. Hy vọng lần tái bản này cuốn sách sẽ đáp ứng trọn vẹn hơn sự mong chờ mê thích của bạn đọc gần xa”. Cuộc sống luôn có những biến cố, những đổi thay mà chúng ta không bao giờ biết trước. Cũng có những biến cố khiến chúng ta rơi vào ngõ cụt, không lối thoát. Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký, biến cố vào năm 4 tuổi, khi phải trải qua một cơn sốt bại liệt, từ đó khiến đôi tay “như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình” lại là một sự khởi đầu cho một cuộc đời mới. Và đó cũng là lý do để có tự truyện Tôi đi học, được xem là cuốn sách để đời của Nguyễn Ngọc Ký.
THÔNG TIN VỀ NHÀ VĂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ "NGUYỄN NGỌC KÝ":
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Hai lần ông được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992, Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và sự cố gắng phi thường, ông vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý, giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Ông được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngợi khen là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua.
Tuổi trẻ học đường cả nước 50 năm qua đã biết và coi ông là thần tượng khi được học bài EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay).Đến Tôi học đại học (First News xuất bản năm 2013), gia tài sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký đã đạt con số 30 đầu sách. Nhiều cuốn đã trở thành sách gối đầu giường của tuổi thơ như Tôi đi học, tuyển tập Câu đó vui tâm đắc. Ông có 3 bài thơ (Nặn đồ chơi, Con đường làng, Em thương) in trong sách giáo khoa tiểu học được nhiều thế hệ học trò thuộc lòng từ tấm bé. Ông 3 lần được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc. Được báo Tuổi Trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc nên được bạn đọc gần xa háo hức đón đọc, được tái bản nhiều lần với số lượng hàng chục ngàn bản.
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Hai lần ông được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992, Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và sự cố gắng phi thường, ông vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý, giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Ông được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngợi khen là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua.
Tuổi trẻ học đường cả nước 50 năm qua đã biết và coi ông là thần tượng khi được học bài EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay).Đến Tôi học đại học (First News xuất bản năm 2013), gia tài sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký đã đạt con số 30 đầu sách. Nhiều cuốn đã trở thành sách gối đầu giường của tuổi thơ như Tôi đi học, tuyển tập Câu đó vui tâm đắc. Ông có 3 bài thơ (Nặn đồ chơi, Con đường làng, Em thương) in trong sách giáo khoa tiểu học được nhiều thế hệ học trò thuộc lòng từ tấm bé. Ông 3 lần được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc. Được báo Tuổi Trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc nên được bạn đọc gần xa háo hức đón đọc, được tái bản nhiều lần với số lượng hàng chục ngàn bản.