Tìm hiểu Kinh Trung Bộ

1 N+
Lượt tải xuống
Mức phân loại nội dung
Tất cả mọi người
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình

Thông tin về ứng dụng này

Trung Bộ kinh I, Đại tạng kinh Việt Nam, ấn hành năm 1992, gồm có 50 kinh, chia làm năm phần. Theo nguyên bản Pàli và bản dịch tiếng Anh, Pàli Text Society, London,1987 thì có để tên gọi của từng phần:
- phần đầu gọi là Cương yếu của các pháp Căn bản;
- phần hai gọi là Tiếng rống sư tử;
- phần ba không để tên gọi, chúng tôi tự để tên là Các ảnh dụ;
- phần bốn và năm gọi là Phẩm song đôi.
Trong mỗi phần, nói đúng hơn phần các kinh không phân biệt phần, bản dịch của Đại tạng kinh Việt Nam có để tên một số kinh gọi là Đại kinh và Tiểu kinh. Để tránh sự nhầm lẫn ý nghĩa chữ Đại, Tiểu liên hệ đến nội dung của pháp hành, người biên soạn tập sách này sử dụng từ kinh dài (thay cho Đại kinh) và kinh ngắn (thay cho Tiểu kinh) chỉ số trang, số từ nhiều hay ít hơn của hai kinh cùng nhan đề ấy.
Bản dịch của Pàli Text Society, 1987, bàn đến khá nhiều điểm về hình thức thứ tự của "Kinh" và "Phần" trong lời tựa của dịch giả. Ở đây người biên soạn sẽ chỉ nhấn mạnh đến phần giới thiệu nội dung kinh, ghi các điểm giáo lý và pháp hành quan trọng mà người đọc cần để tâm, và có để thêm lời bàn. Ở đây, trong ý nghĩa tựa đề "Tìm hiểu Trung Bộ Kinh I", mỗi kinh chỉ giới thiệu ba phần:
- Phần giải thích từ ngữ: giúp người đọc nắm được nghĩa của các từ ngữ, thuật ngữ Phật học, có chú thích thêm tiếng Pàli (nguyên bản) và Anh ngữ (dịch bản); phần Việt ngữ là phần giới thiệu của người biên soạn.
- Phần nội dung bản kinh: chỉ giới thiệu các nét giáo lý pháp hành cương yếu để người đọc dễ tiếp thu; với những lời dạy của Thế Tôn mà ngưòi biên soạn thấy rằng hành giả cần đọc kỹ để phát triển "tư huệ" và "tu huệ", thì ghi lại nguyên văn của dịch bản Việt ngữ có đối chiếu với nguyên bản Pàli và dịch bản Anh ngữ.
- Phần bàn thêm: người biên soạn nhấn mạnh và diễn dịch các điểm giáo lý và pháp hành cần bàn rộng, cần tập trung sự chú ý, với chủ tâm là nêu lên một số gợi ý cho người đọc.
Trên tất cả, người biên soạn thiển nghĩ rằng mỗi người đọc, mỗi người hành sau khi đọc các dịch bản và chú thích của các dịch bản, nên tự mình đọc lại nguyên bản từng dòng kinh (Pàli, Anh và Việt văn) để tự mình trực nhận nghĩa kinh và tự mình phát triển "tư huệ".
Lần cập nhật gần đây nhất
16 thg 10, 2016

An toàn dữ liệu

Sự an toàn bắt đầu từ việc nắm được cách nhà phát triển thu thập và chia sẻ dữ liệu của bạn. Các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu có thể thay đổi tuỳ theo cách sử dụng, khu vực và độ tuổi. Nhà phát triển đã cung cấp thông tin này và có thể sẽ cập nhật theo thời gian.
Không chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba
Tìm hiểu thêm về cách nhà phát triển khai báo thông tin về hoạt động chia sẻ dữ liệu
Không thu thập dữ liệu nào
Tìm hiểu thêm về cách nhà phát triển khai báo thông tin về hoạt động thu thập dữ liệu